Phẫu thuật ít xâm lấn là gì? Các công bố khoa học về Phẫu thuật ít xâm lấn

Phẫu thuật ít xâm lấn là một phương pháp phẫu thuật mà không gây tổn thương hay xâm lấn lớn đến cơ thể. Thông thường, phương pháp này được sử dụng để thực hiện ...

Phẫu thuật ít xâm lấn là một phương pháp phẫu thuật mà không gây tổn thương hay xâm lấn lớn đến cơ thể. Thông thường, phương pháp này được sử dụng để thực hiện các ca phẫu thuật nhỏ, có thể thông qua các cắt nhỏ, sử dụng cánh tay robot hay các công nghệ tiên tiến khác để tiếp cận và thực hiện phẫu thuật một cách chính xác và an toàn. Phẫu thuật ít xâm lấn thường giảm đau, thời gian nghỉ dưỡng và thời gian phục hồi sau phẫu thuật so với các phương pháp truyền thống.
Phẫu thuật ít xâm lấn là một phương pháp phẫu thuật tiên tiến được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới nhằm giảm thiểu sự xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân. Thông thường, phẫu thuật ít xâm lấn được áp dụng trong các ca phẫu thuật nhỏ và trung bình, bao gồm:

1. Điều chỉnh hình dạng cổ: Thay vì phẫu thuật cắt bỏ và điều chỉnh hình dạng cổ bằng cách mở da và xương, phẫu thuật ít xâm lấn sử dụng các kỹ thuật như endoscopy (sử dụng ống quang), laser và robot hỗ trợ để truy cập và điều chỉnh hình dạng cổ.

2. Phẫu thuật thay van tim: Trong một số trường hợp cần phải thay van tim, phẫu thuật ít xâm lấn sử dụng các ống mỏng được đặt qua đường máu hoặc qua đường tiếp cận xuyên qua da mà không cần phải mở ngực.

3. Phẫu thuật mạn dạo mạch và Điều trị bằng tia X: Phẫu thuật ít xâm lấn cũng được sử dụng để điều trị như là việc chụp ảnh và loại bỏ khối u bằng cách sử dụng tia X và các công cụ nhỏ thông qua một ống mỏng được đặt qua da.

4. Nạo vét tử cung: Trong trường hợp nạo vét tử cung, phẫu thuật ít xâm lấn sử dụng các công cụ nhỏ thông qua âm đạo để loại bỏ một phần tử cung mà không cần mở bụng.

Các lợi ích của phẫu thuật ít xâm lấn bao gồm thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn hơn, ít biến chứng sau phẫu thuật, và thời gian nghỉ ở bệnh viện và sau phẫu thuật ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, mỗi ca phẫu thuật đều có đặc điểm riêng, và phẫu thuật ít xâm lấn không phù hợp với tất cả các trường hợp. Quyết định thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn hay truyền thống sẽ dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân và quyết định của bác sĩ.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "phẫu thuật ít xâm lấn":

ĐƯỜNG CONG HUẤN LUYỆN TRONG PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC NHỎ BÊN PHẢI
Đây là nghiên cứu theo dõi dọc tiến cứu kết hợp hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường   mở ngực nhỏ bên phải tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 1  năm 2019. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo, kẹp động mạch chủ, thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức được đánh giá xu hướng theo năm. Số lượng ca phẫu thuật  cần  thiết  để vượt qua đường cong huấn luyện được đánh giá bằng biểu đồ tổng tích lũy của thất bại kĩ thuật (Cumulative Sum – CUSUM). Trong thời gian nghiên cứu, có 204 trường hợp phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ bên phải. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48.5  24.9, nhóm tuổi 51 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Lý do nhập viện thường gặp nhất là khó thở khi gắng sức (94,1%). Tỉ lệ biến chứng kĩ thuật là 5,4%. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ, thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức giảm dần theo thời gian và theo số lượng ca mổ tích lũy. Số lượng bệnh nhân cần để vượt qua được đường cong huấn luyện là 75 đến 100 trường hợp.
KẾT QUẢ NGẮN HẠN PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG DỌC GIỮA NÁCH BÊN PHẢI ĐIỀU TRỊ BỆNH THÔNG LIÊN THẤT DƯỚI HAI VAN ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 1 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và độ an toàn cũng như kết quả ngắn hạn sau phẫu thuật tim hở ít xâm lấn qua đường dọc nách giữa bên phải điều trị bệnh thông liên thất dưới hai van động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân được chẩn đoán thông liên thất dưới hai van động mạch được điều trị bằng phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá lỗ thông qua đường dọc giữa nách bên phải trong thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021 tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Có tổng số 24 bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu, bao gồm 13 trẻ nam và 11 trẻ nữ. Cân nặng trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 8.1kg [khoảng tứ phân vị (TPV), 5.9 - 21.2 kg], tuổi trung bình là 10 tháng (TPV, 6 - 91.6 tháng). Kích thước trung bình của lỗ thông là 8.5 ± 2.8 mm. Có 5 bệnh nhân (20.8%) có ống động mạch, 1 bệnh nhân (4.2%) có thông liên nhĩ là tổn thương phối hợp. Có 3 trường hợp (12.5%) lỗ thông được vá qua đường nhĩ phải và 21 trường hợp (87.5%) lỗ thông được vá qua thân động mạch phổi. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 56.7 ± 20.9 phút, thời gian chạy máy trung bình là 73.8 ± 23.5 phút, thời gian thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 37.6 ± 8.3 phút và thời gian phẫu thuật trung bình là 161.5 ± 33.4 phút. Không có bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật, không có bệnh nhân cần chuyển sang đường mổ khác. Thời gian thở máy trung bình sau phẫu thuật là 10.6 ± 6.2 giờ, thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 8.5 ± 3.3 ngày. Có 3 bệnh nhân (12.5%) loạn nhịp sau phẫu thuật bao gồm 1 trường hợp nhịp nhanh bộ nối, 1 trường hợp nhịp chậm xoang cần tạo nhịp nhĩ tạm thời và 1 trường hợp cơn nhịp nhanh nhĩ. Không có bệnh nhân nào có shunt tồn lưu sau phẫu thuật. Khám lại được thực hiện với toàn bộ các bệnh nhân trong nghiên cứu cho thấy không có bệnh nhân nào bị biến dạng lồng ngực sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình là 17 ± 6.8 tháng. Tất cả các gia đình bệnh nhân đều hài lòng với đường mổ dọc giữa nách bên phải. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải điều trị bệnh thông liên thất dưới hai van động mạch là khả thi và an toàn, với kết quả tốt. Cần có thời gian theo dõi lâu hơn và số lượng bệnh nhân lớn hơn nhằm đánh giá chính xác hơn nữa hiệu quả của phương pháp điều trị này.
#thông liên thất dưới hai van động mạch #phẫu thuật ít xâm lấn #kết quả ngắn hạn
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY ĐẦU DƯỚI HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN BẰNG KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 502 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 31 bệnh nhân gãy đầu dưới hai xương cẳng chân được kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn (MIPO: Minimal invassive plate osteosynthesis). Kết quả: Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông 70,97%. Phân loại theo AO: gãy loại A1 54,84%, gãy loại A2 25,81% và gãy loại A3 19,35%. Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ±1,76 ngày. Kết quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của Larson và Bostman tốt và rất tốt với tỉ lệ là 83,87%, trung bình chiếm 16,13%. Kết quả liền xương theo tiêu chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: xương liền tốt và rất tốt chiếm 83,87%, liền xương trung bình chiếm 16,13%. Thời gian liền xương trung bình 19,3 tuần. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm AOFAS tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 87,1%, trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%, không có kết quả phục hồi kém. Kết quả chung: tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1%, trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%. Kết luận: MIPO là phương pháp điều trị tốt đối với gãy đầu dưới xương chày, làm giảm tổn thương phần mềm trong phẫu thuật.
#Kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn #đầu dưới xương chày #nẹp khoá
PHẪU THUẬT TIM HỞ ÍT XÂM LẤN VỚI NỘI SOI HỖ TRỢ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E: NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU QUA 63 BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT
Đặt vấn đề: Ứng dụng những lợi ích của nội soi trong phẫu thuật tim hở tại Việt Nam còn rất mới, chưa có công trình nào trong nước công bố về lĩnh vực này. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tổng kết những kinh nghiệm ban đầu và đánh giá kết quả sớm của phương pháp phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại trung tâm tim mạch bệnh viện E.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, do cùng một nhóm phẫu thuật. Từ tháng 5/2013 đến tháng 3/2014 tổng số 63 bệnh nhân được phẫu thuật: đóng thông liên nhĩ, thay van hai lá, sửa van hai lá, sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần, lấy u nhầy nhĩ trái, bắc cầu chủ vành, cắt màng ngăn nhĩ trái, sửa hẹp van động mạch phổi.Kết quả: Thành công trên 60 bệnh nhân. 2 bệnh nhân phải mở rộng đường mở ngực,1 trường hợp chuyển mở xương ức do chảy máu từ động mạch liên thất sau, 1 bệnh nhân chảy máu sau mổ phải mở lại đường mở ngực lấy máu cục màng phổi; không có tử vong bệnh viện.Kết luận: phương pháp an toàn, khả thi, có thể triểnkhai thường quy với điều kiện trang thiết bị hiện có.
Phẫu thuật nội soi toàn bộ không có robot hỗ trợ, tim đập vá thông liên nhĩ ở trẻ nhỏ
Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017, 14bệnh nhân (TLN đơn thuần/ TLN kèm TMP lạc chỗ bán phần: 13/1) với tuổi trung bình là 7,5 ± 3,9 và cân nặng trung bình là 21 ± 8,8 kgđược phẫu thuật theo phương pháp NSTB không robot hỗ trợ, tim đập.Cannula động mạch (ĐM) đùi một hoặc hai bên;đặt 3 trocar 5mm và 1 trocar 12mm, chỉ thắt TMC trên, làm đầy khoang màng phổi bằng CO2. Miếng vá nhân tạo được sử dụng trong tất cả các trường hợp. Thời gian theo dõi trung bình 5,4 ± 3,6 tháng (1 tháng đến 11 tháng). Không có biến chứng liên quan phẫu thuật và tử vong sau mổ. Thời gian mổ và thời gian chạy máy trung bình lần lượt là 244,6± 52,3 (phút) và 145,9 ± 40,5 (phút). Bệnh nhân được rút nội khí quản trong vòng 6 giờ đầu, dẫn lưu trong ngày đầu <60ml. Sau 4 ngày người bệnh không cần dùng thuốc giảm đau và trở về với sinh hoạt bình thường sau mổ 1 tuần. Phẫu thuật NSTBkhông có robot hỗ trợ vá TLN tim đập là phương pháp an toàn và hiệu quả khi thực hiện ở trẻ nhỏ. Người bệnh hồi phục sớm, sẹo mổ có giá trị thẩm mỹ cao đặc biệt ở trẻ gái.
#phẫu thuật tim nội soi toàn bộ #phẫu thuật tim ít xâm lấn #phẫu thuật tim đập #thông liên nhĩ…
Phẫu thuật nội soi toàn bộ tim đập vá thông liên nhĩ ở bệnh nhân nữ 11 tuổi
Hiện nay, đóng lỗ thông liên nhĩ (TLN) qua đường mở ngực nhỏ có nội soi (NS) hỗ trợ đã không còn xa lạ với nhiều người. Đóng lỗ TLN sử dụng phương pháp NS toàn bộ là kỹ thuật khó, đặc biệt khi thực hiện ở trẻ nhỏ. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân TLN 11 tuổi đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp NS toàn bộ tim đập.
#phẫu thuật tim ìt xâm lấn #NS tim toàn bộ #phẫu thuật tim đập
Kết quả phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ qua đường ngực phải
Phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn mới được triển khai tại Việt Nam, do vậy các dữ liệu về kết quả theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện còn hạn chế. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ qua đường ngực phải tại viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu mô tả tiến cứu bao gồm 85 bệnh nhân (BN) bệnh van hai lá được phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn trong thời gian từ tháng 1/2018 đến 5/2020. Kết quả cho thấy tổng số 85 bệnh nhân, tuổi trung bình 50,9 ± 10,8 năm, nam giới chiếm 41,2%. Thời gian chạy máy, cặp động mạch chủ lần lượt là: 95,2 ± 17,5 và 63,7 ± 14,6 phút. Thời gian thở máy, nằm hồi sức, nằm viện trung bình lần lượt là: 17,2 ± 29,3 giờ; 57,0 ± 80,8 giờ và 11,8 ± 5,4 ngày.Biến chứng sớm gồm: chuyển mở xương ức trong mổ 1 bệnh nhân (1,2%); mổ lại do chảy máu 2 bệnh nhân(2,4%), tử vong sớm 1 bệnh nhân (1,2%). 84 bệnh nhân được theo dõi với thời gian trung bình 14,4 ± 8,0 tháng, có 1 bệnh nhân (1,2%) tử vong; 3 bệnh nhân (3,6%) mổ lại. Kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở nhỏ ngực phải thay van hai lá là khá khích lệ, tuy nhiên cần đánh giá trong thời gian dài hơn.
#Thay van hai lá #ít xâm lấn #đường ngực phải.
Kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ qua đường ngực phải tại Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu gồm 106 bệnh nhân từ 1/2018 đến 12/2020 với thời gian theo dõi sau mổ ít nhất 6 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 50,5 ± 10,5; nữ chiếm 64,2%; NYHA III-IV trước mổ chiếm 50,0%; phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới 50% chiếm 2,8%; áp lực động mạch phổi (ALĐMP) trên 65 mmHg chiếm 13,2%. Cơ chế bệnh sinh do thấp tim, thoái hoá và viêm nội tâm mạc chiếm lần lượt là 75,5%; 14,1%; và 10,4%. Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) và cặp động mạch chủ (ĐMC) lần lượt  là 95,1 phút và 63,2 phút. Yếu tố liên quan đến thời gian THNCT và cặp ĐMC là sửa van ba lá và khâu vắt van hai lá. Tỉ lệ tử vong sớm là 0,9%, chuyển mở xương ức là 0,9%. Thời gian thở máy, nằm hồi sức, nằm viện lần lượt là 16,8 giờ, 48,0 giờ, và 10,5 ngày. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra biến chứng nặng gồm: viêm nội tâm mạc, tăng ALĐMP nặng, hở van ba lá vừa/nặng và thiếu cân. Theo dõi trung hạn trên 105 bệnh nhân với thời gian trung bình là 17,9 tháng. Tỉ lệ tử vong trung hạn là 1,0%, phẫu thuật lại là 3,8%. Kết luận: Phẫu thuật thay van hai lá ít xâm lấn qua đường mở ngực phải có nội soi hỗ trợ là phương pháp an toàn, cho kết quả ngắn hạn và trung hạn khả thi.
#Ít xâm lấn #thay van hai lá
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ MẶT DƯỚI CƠ DỰNG SỐNG 1 BÊN (ESP BLOCK) DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CHO PHẪU THUẬT TIM ÍT XÂM LẤN CÓ NỘI SOI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ, giảm đau sau mổ của phương pháp truyền liên tục thuốc tê vào mặt dưới cơ dựng sống 1 bên trên bệnh nhân tim ít xâm lấn (MICS) có nội soi đường ngực phải. Đối tượng và phương pháp: 30 BN (bệnh nhân) tuổi 18 – 75, mổ phiên MICS qua đường ngực phải có hỗ trợ nội soi tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch mai từ tháng tháng 11 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, đã được giảm đau bằng kĩ thuật ESPB bên phải. Catheter ESPB thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, đặt sau khi gây mê để phẫu thuật, tiêm ropivacaine 0,5%; 20ml. Khi kết thúc phẫu thuật: BN được truyền ropivacain 0,1% qua catheter ESP liên tục 0,2ml/kg/giờ ; kết hợp với paracetamol truyền tĩnh mạch 1g / 6h; BN được đánh giá điểm visual analogue scale (VAS) khi nghỉ, khi vận động tại các thời điểm trong vòng 72 giờ sau rút nội khí quản, lượng opioid dùng thêm, các tác dụng phụ. Kết quả: Hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ tốt, lượng fentanyl tiêu thụ 212,51 ± 71,58 µg; điểm VAS trung bình khi nghỉ, khi vận động < 4,  có 5 BN  (16,7%) cần dùng thêm PCA morphine tĩnh mạch, với lượng dùng thêm: trong 24h, 48h, 72h lần lượt: 4mg, 8mg, 14,2mg. Trong nghiên cứu không gặp các biến chứng nặng liên quan đến ESPB. Kết luận: Phương pháp ESPB có hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ, giảm đau sau mổ tốt mà không gặp các biến chứng nặng liên quan đến phương pháp ESPB
#Giảm đau morphin tĩnh mạch bệnh nhân tự điều khỉển #giảm đau sau mổ #gây tê mặt dưới cơ dựng sống #phẫu thuật tim ít xâm lấn
Phẫu thuật nội soi vá thông liên thất qua đường mở ngực nhỏ
Thời gian gần đây bên cạnh chất lượng cuộc mổ, người bệnh mổ tim dành ngày càng nhiều sự quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ. Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, 15 bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên (nam/nữ: 10/5) được phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất (TLT) qua đường mở ngực nhỏ trước bên bên phải (n=8) và bên trái (n=7). Chúng tôi so sánh những thông số liên quan cuộc mổ của những bệnh nhân này với những bệnh nhân có cùng độ tuổi (n= 25) được phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất trong khoảng thời gian trước đó.Trong nhóm mở ngực nhỏ, các lỗ thông liên thất bao gồm: quanh màng (n=6) và dưới các đại động mạch (n=9).Thời gian theo dõi sau mổ từ 1 tháng đến 1 năm. Không có trường hợp nào tử vong trong thời gian theo dõi. Thời gian chạy máy và thời gian cặp động mạch chủ của nhóm mở ngực nhỏ dài hơn so với nhóm cưa xương ức. Tất cả lỗ thông được đóng kín, 2 trường hợp hẹp nhẹ đường ra thất phải sau mổ qua đường mở ngực trái, chênh áp giảm sau thời gian theo dõi, không có biến chứng liên quan tới thiết lập tuần hoàn ngoại vi. Không có sự khác biệt về thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện sau mổgiữahai nhóm. Bệnh nhân trong nhóm mở ngực nhỏ có mức độ hài lòng cao về vị trí và kích thước sẹo mổ và chất lượng cuộc sống sau mổ. Phẫu thuật tim ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ an toàn và hiệu quả trong điều trị đóng thông liên thất ở trẻ lớn và người trưởng thành.
#phẫu thuật tim ít xâm lấn #mở ngực nhỏ trƣớc bên #bệnh thông liên thất
Tổng số: 64   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7